Tinh vân Mắt Mèo
Tinh vân Mắt Mèo

Tinh vân Mắt Mèo

Tọa độ: 17h 58m 33.423s, +66° 37′ 59.52″Tinh vân Mắt Mèo (NGC 6543) là một tinh vân hành tinh trong chòm sao Thiên Long. Về mặt cấu trúc, nó là một trong những tinh vân phức tạp nhất đã được quan sát, với các ảnh chụp từ Kính viễn vọng Không gian Hubble cho thấy các cấu trúc như các nút thắt, các tia phụt ra hay các đường cung.Nó được khám phá bởi William Herschel ngày 15 tháng 2 năm 1786, và là tinh vân hành tinh đầu tiên có quang phổ được nghiên cứu, bởi nhà thiên văn nghiệp dư người Anh William Huggins vào năm 1864.Các nghiên cứu hiện đại cho thấy nhiều điều bí hiểm về tinh vân này. Độ phức tạp của cấu trúc có thể là do các vật chất bị phụt ra từ một sao đôi trung tâm, tuy nhiên, chưa có một bằng chứng trực tiếp về sự hiện diện của sao đi kèm với sao trung tâm. Ngoài ra, việc đo đạc nồng độ các chất hóa học cho thấy sự khác biệt lớn giữa kết quả đo bằng hai phương pháp khác nhau; một sự khác biệt vẫn chưa được giải thích.

Tinh vân Mắt Mèo

Cấp sao tuyệt đối (V) −0,2+0,8
−0,6B[note 2]
Xích vĩ +66° 37′ 59,52″[1]
Xích kinh 17h 58m 33,423s[1]
Kích thước biểu kiến (V) Core: 20″[2]
Cấp sao biểu kiến (V) 9,8B[1]
Đặc trưng đáng chú ý cấu trúc phức hợp
Khoảng cách 3,3 ± 0,9 kly (1,0 ± 0,3 kpc)[2]
Tên gọi khác NGC 6543,[1] Snail Nebula,[1] Sunflower Nebula,[1] (includes IC 4677),[1] Caldwell 6
Chòm sao Draco
Bán kính Core: 0,2 ly[note 1]